Dưới 18 tuổi không được chơi game quá 180 phút/ngày
Từ 25-12-2024 doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý thời gian chơi game online của người dưới 18 tuổi - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đó là một trong những nội dung mới nhằm "siết chặt" công tác quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý thời gian chơi game online của người dưới 18 tuổiNghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng do Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực từ 25-12, trong đó có quy định chi tiết liên quan đến trò chơi điện tử trên mạng.
Theo đó, trò chơi điện tử trên mạng được phân loại cơ bản gồm: trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1); trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3); trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4)...
Em tôi bị người cùng chơi game online lừa số tiền lớn, làm sao đòi lại?Theo điều 39 và điều 41 nghị định trên, để được cấp giấy chứng nhận cung cấp trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4 trên mạng, một trong những điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng là có hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm quản lý thời gian chơi trong ngày (từ 00h đến 24h) của người chơi dưới 18 tuổi không quá 60 phút đối với từng trò chơi nhưng không quá 180 phút một ngày đối với tất cả trò chơi dành cho người chơi dưới 18 tuổi do doanh nghiệp cung cấp.
Như vậy, mỗi tài khoản chơi game dành cho người dưới 18 tuổi chỉ được phép chơi một trò chơi tối đa 60 phút/ngày và tổng thời gian chơi của tất cả các trò chơi không được vượt quá 180 phút.
Quy định mới về việc xác thực tài khoản mạng xã hộiNgoài ra, nghị định 147/2024/NĐ-CP trên còn những quy định khác nhằm quản lý tốt hơn việc sử dụng mạng xã hội.
Cụ thể, khoản 30 điều 3 nghị định 147 định nghĩa phát trực tuyến (livestream) là tính năng cho phép các tài khoản trên các mạng xã hội hoặc trên các nền tảng số phục vụ giao dịch điện tử truyền tải trực tuyến các nội dung, các dữ liệu dưới dạng âm thanh, hình ảnh theo thời gian thực.
Đặc biệt, tại điểm e khoản 3 điều 23 nghị định 147/2024/NĐ-CP thể hiện trường hợp người sử dụng dịch vụ mạng xã hội livestream với mục đích thương mại, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Những trường hợp máy bay trong vùng trời Việt Nam sẽ bị ép hạ cánhNghị định 139/2024/NĐ-CP quy định về thể thức bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 9-12.
Theo đó, điều 5 nghị định này nêu rõ hai trường hợp máy bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay gồm: máy bay đang bay trong vùng trời Việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp và máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay chặn, bay kèm nhưng không chấp hành của máy bay Quân đội Việt Nam đang thực hiện bay chặn, bay kèm.
Trong đó, máy bay bị bay chặn khi có hành động vi phạm vùng trời Việt Nam; máy bay bị bay kèm khi có hành động vi phạm phép bay.